Trong vận tải hàng hóa, vận đơn đường bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua các điểm khác nhau, đây là chứng từ vô cùng quan trọng đảm bảo minh bạch cho cả bên gửi và bên nhận. Vậy chi tiết vận đơn đường bộ là gì? và Các loại vận đơn phổ biến nhất hiện nay mà nhiều người hay sử dụng sẽ được SuperShip giải đáp dưới bài viết này.
Vận đơn đường bộ là gì?
Vận đơn đường bộ là chứng từ quan trọng trong vận tải hàng hóa bằng đường bộ (bao gồm xe tải, xe container,…). Mục đích chính của vận đơn là xác nhận việc giao nhận hàng hóa giữa đơn vị vận chuyển và người gửi, đồng thời ghi lại các thông tin chi tiết liên quan đến quá trình này. Vận đơn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, và là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
Cách ghi thông tin gửi hàng chuẩn và chính xác nhất
Phân biệt các loại vận đơn đường bộ phổ biến
Có nhiều cách để phân loại vận đơn, tùy thuộc vào tiêu chí được sử dụng:
- Theo phương thức vận chuyển:
– Vận đơn đường sắt: Dành cho hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt.
– Vận đơn hàng không: Sử dụng cho vận tải hàng hóa bằng máy bay.
– Vận đơn đường biển (Vận tải đơn): Áp dụng cho vận chuyển hàng hóa trên biển.
– Vận đơn đường bộ: Sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng xe tải, container,…
- Theo đơn vị phát hành:
– Vận đơn do người chuyên chở trực tiếp phát hành.
– Vận đơn do đại lý giao nhận hàng hóa phát hành.
- Theo khả năng chuyển nhượng:
– Vận đơn vô danh (Bearer Bill of Lading): Có thể chuyển nhượng dễ dàng.
– Vận đơn theo lệnh (Order Bill of Lading): Chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
– Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading): Không thể chuyển nhượng.
- Theo tình trạng hàng hóa:
– Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Hàng hóa không có dấu hiệu hư hỏng.
– Vận đơn không hoàn hảo (Claused/Foul Bill of Lading): Ghi chú về tình trạng hư hỏng của hàng hóa.
- Theo hình thức chuyên chở:
– Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading): Vận chuyển trực tiếp từ điểm đi đến điểm đến.
– Vận đơn chuyển tải (Through Bill of Lading): Vận chuyển qua nhiều phương tiện hoặc nhiều chặng.
Chức năng của vận đơn đường bộ
Vận đơn đường bộ đóng vai trò trung tâm trong vận tải hàng hóa bằng đường bộ, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong suốt quá trình giao nhận. Các chức năng chính bao gồm:
Xác nhận vận chuyển: Ghi lại thông tin chi tiết về lô hàng đang được vận chuyển từ người gửi đến người nhận, bao gồm thông tin về phương tiện, tuyến đường và thời gian giao nhận dự kiến, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra theo thỏa thuận.
Ghi nhận thông tin hàng hóa: Cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa như số lượng, trọng lượng và các đặc điểm nhận dạng, giúp các bên liên quan kiểm soát và nhận biết hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Khai báo hải quan: Là chứng từ thiết yếu để khai báo hải quan khi hàng hóa được xuất nhập khẩu, hỗ trợ các thủ tục liên quan.
Quản lý thanh toán: Làm căn cứ để tính toán và thanh toán chi phí vận chuyển, bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm và các phụ phí khác.
Quản lý quá trình vận chuyển: Cung cấp thông tin về tình trạng vận chuyển, phương tiện, thời gian giao nhận, giúp kiểm soát và điều phối quá trình vận chuyển.
Chứng từ pháp lý: Có thể được sử dụng như một chứng từ pháp lý trong các giao dịch mua bán, cầm cố hoặc chuyển nhượng hàng hóa, đảm bảo tính pháp lý giữa các bên.
Các yếu tố cần thiết của vận đơn đường bộ
Để đảm bảo hoạt động vận đơn đường bộ diễn ra hợp pháp và an toàn, cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
1. Giấy tờ liên quan đến phương tiện
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
– Giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá tải (nếu áp dụng)
– Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe hợp đồng)
– Giấy đăng ký xe và Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
– Sổ nhật trình (đối với xe khách tuyến cố định)
2. Giấy tờ liên quan đến chủ phương tiện
– Giấy phép kinh doanh vận tải
3. Giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện
– Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ vận tải
– Giấy phép lái xe hợp lệ
4. Các giấy tờ khác liên quan đến hàng hóa và quá trình vận đơn đường bộ
– Hợp đồng vận tải 2 bên
– Lệnh điều động xe (Giấy đi đường)
– Biên lai thu cước
– Giấy gửi hàng (Chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người gửi và đơn vị vận tải)
Việc chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên là điều kiện tiên quyết để quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ diễn ra thuận lợi và tuân thủ pháp luật.
Ở trên là những thông tin SuperShip cung cấp về vận đơn đường bộ, hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn