FCL là gì? FCL và LCL khác nhau như thế nào? - SuperShip
right-arrow icon

TIN TỨC

FCL là gì? FCL và LCL khác nhau như thế nào?

edit

15/02/2025

FCL (Full Container Load) và LCL (Less than Container Load) là hai thuật ngữ then chốt trong vận tải container. Quyết định lựa chọn giữa FCL và LCL có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả logistics của doanh nghiệp. Bài viết này, SuperShip sẽ làm rõ FCL là gì và trình bày những điểm khác biệt quan trọng giữa FCL và LCL để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định vận chuyển tối ưu.

FCL là gì?

Full Container Load (FCL) là hình thức vận chuyển phù hợp khi người gửi có lượng hàng đủ lớn để lấp đầy một container, nếu như lô hàng vận chuyển đi có số lượng ít thì bên dùng dịch vụ thuê container vẫn bắt buộc phải trả chi phí nguyên chuyến. Trong hình thức này, người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng gói và người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

LCL là gì? Tổng quan về vận chuyển hàng lẻ quốc tế

FCL là gì

Điểm khác nhau giữa FCL và LCL

FCL LCL
Tên viết tắt Full Container Load:  Hàng thuê nguyên Container Less than Container Load: Ghép container hoặc một phần nhỏ
Chi phí

FCL có vẻ đắt hơn LCL nếu chỉ nhìn vào tổng chi phí, điều này dễ hiểu vì khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tính toán chi phí cho mỗi đơn vị hàng hóa, FCL thường rẻ hơn đáng kể.

LCL phát sinh nhiều chi phí liên quan đến việc gom hàng và tách hàng. Với hàng hóa có số lượng ít, LCL là lựa chọn duy nhất hợp lý.

Kích thước hàng Thường là những thùng hàng hàng nặng và cồng kềnh mới chứa đủ một xe container Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn
Tỷ giá Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động Tỷ giá LCL ổn định hơn
Điều kiện vận chuyển Đặt trước ít nhất một nguyên container. Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt một container; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước.
Chủ hàng Thuộc 1 chủ hàng Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàng Vận chuyển FCL thường nhanh chóng hơn do tính chất nguyên container. Hàng hóa không cần phải trải qua quá trình phân loại và đóng gói lại tại các điểm trung chuyển, giúp giảm thiểu rủi ro chậm trễ liên quan đến hải quan và các hoạt động tại cảng. So với FCL, LCL thường có thời gian vận chuyển kéo dài hơn đáng kể. Nguyên nhân chính là do hàng hóa phải được gom từ nhiều nguồn khác nhau, đòi hỏi thêm thời gian cho việc phân loại, làm thủ tục và xử lý chứng từ. Việc xếp và dỡ hàng hóa trong quá trình này cũng có thể tốn nhiều thời gian hơn.

Điểm khác nhau giữa FCL và LCL

Hi vọng những thông tin SuperShip vừa cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm FCL là gì của bạn.