Nhượng quyền thương hiệu đang là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến và hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế hiện đại. Đây là một mô hình đầy tiềm năng, nhưng cũng ẩn chứa những thách thức nhất định. Ai cũng mong muốn khi bắt tay vô kinh doanh đều sẽ gặt hái được thành công nhưng nếu không có một người mở đường đi trước thì rất khó để đi đúng hướng.
Vậy nên trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì? và những đối tượng nào phù hợp với mô hình kinh doanh này.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là một hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó bên nhượng quyền (franchisor) cấp phép cho bên nhận quyền (franchisee) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh, bí quyết kinh doanh và các hỗ trợ khác để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền và các khoản phí khác theo thỏa thuận.
Nói một cách dễ hiểu, nhượng quyền thương hiệu giống như việc bạn “mua” quyền sử dụng một mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả, bao gồm thương hiệu, sản phẩm, quy trình vận hành, chiến lược marketing,… Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp và nhanh chóng tiếp cận thị trường.
Nhượng quyền thương hiệu đã trở thành mô hình kinh doanh phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ nhà hàng, cà phê, thời trang, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ giao nhận hàng hóa,… Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA), hiện có khoảng 120 ngành hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, bởi mô hình nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Đối tượng nào phù hợp kinh doanh hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Không phải ai cũng phù hợp để đầu tư vào mô hình nhượng quyền thương hiệu. Để thành công, người nhận quyền cần đáp ứng một số điều kiện và đặc điểm nhất định. Còn không phù hợp có thể gây ra tình trạng thua lỗ. Dưới đây là một số đối tượng thường phù hợp với hình thức nhượng quyền:
Người mới bắt đầu kinh doanh: Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, nhượng quyền là lựa chọn phù hợp. Sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền sẽ giúp họ tiếp cận quy trình vận hành, từ quản lý sản phẩm, dịch vụ đến chăm sóc khách hàng, giảm thiểu gánh nặng và rủi ro khi khởi nghiệp.
Người muốn đầu tư vào mô hình kinh doanh ổn định: Những ai muốn đầu tư nhưng không muốn mạo hiểm với ý tưởng kinh doanh mới, chưa được thử nghiệm, có thể chọn nhượng quyền thương hiệu. Các thương hiệu đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường sẽ mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư. Họ không cần phải xây dựng thương hiệu từ đầu, mà chỉ tập trung vào việc duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Shop online hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn mở rộng: Nhượng quyền thương hiệu giúp các shop online hoặc doanh nghiệp nhỏ tận dụng sức mạnh của các thương hiệu lớn để mở rộng quy mô mà không phải bỏ ra quá nhiều chi phí quảng bá. Họ có thể tận dụng các sản phẩm, dịch vụ và quy trình đã được tối ưu hóa từ bên nhượng quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải ai cũng phù hợp với mô hình này. Những người muốn tự chủ trong việc kinh doanh có thể sẽ cảm thấy bị gò bó khi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ phía bên nhượng quyền. Do đó, việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào mô hình này là điều cần thiết.
Bí quyết để lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu tốt
Lựa chọn đúng hình thức nhượng quyền thương hiệu là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn lựa chọn mô hình nhượng quyền phù hợp:
Nghiên cứu kỹ thị trường và thương hiệu: Trước khi quyết định đầu tư, hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ thị trường và thương hiệu mà bạn muốn nhượng quyền. Điều này bao gồm việc đánh giá nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành, và tiềm năng phát triển. Ngoài ra, hãy tìm hiểu kỹ về lịch sử, uy tín, và hiệu quả kinh doanh của thương hiệu.
Xem xét chi phí và lợi nhuận: Nhượng quyền thương hiệu không phải là mô hình “một vốn bốn lời”. Hãy tính toán kỹ lưỡng chi phí ban đầu, phí duy trì nhượng quyền, và lợi nhuận dự kiến. Mức phí nhượng quyền cao không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt được lợi nhuận tương xứng. Đảm bảo bạn hiểu rõ các chi phí liên quan và có kế hoạch tài chính cụ thể.
Tìm hiểu về chính sách hỗ trợ từ bên nhượng quyền: Hãy tìm hiểu kỹ về chính sách hỗ trợ trong hợp đồng vận chuyển từ phía bên nhượng quyền. Một thương hiệu uy tín sẽ không chỉ cung cấp sản phẩm và quy trình kinh doanh mà còn hỗ trợ về đào tạo, marketing, và quản lý, giúp bạn vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu SuperShip
SuperShip là một ví dụ điển hình cho mô hình nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ giao hàng tại Việt Nam. Với hơn 400 điểm gửi hàng trên toàn quốc và mạng lưới phủ rộng khắp cả nước, SuperShip đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu giao hàng uy tín và có tiềm năng phát triển lớn cho các dối tác mong muốn dấn thân vào thị trường nhượng quyền bưu cục.
Thông qua nhượng quyền, SuperShip cho phép các đối tác kinh doanh sử dụng thương hiệu, mô hình vận hành và công nghệ của mình để triển khai dịch vụ giao hàng tại các khu vực địa phương. Đổi lại, các đối tác phải trả phí nhượng quyền và các khoản phí hoạt động theo thỏa thuận.
Điểm nổi bật của mô hình nhượng quyền SuperShip là sự hỗ trợ toàn diện từ công ty mẹ, bao gồm đào tạo nhân sự, cung cấp phần mềm quản lý hiện đại, hỗ trợ marketing và quảng bá thương hiệu. Điều này giúp các đối tác có thể vận hành hiệu quả ngay từ đầu, thay vì phải tự xây dựng từ con số 0.
Mô hình kinh doanh của SuperShip được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, quy trình vận hành chuyên nghiệp và dịch vụ khách hàng chất lượng cao. Nhờ đó, SuperShip đã trở thành thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Đăng kí tư vấn nhượng quyền thương hiệu SuperShip tại đây
Khi lựa chọn hình thức nhượng quyền, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các yếu tố như uy tín thương hiệu, mô hình kinh doanh, hỗ trợ từ bên nhượng quyền, điều kiện và phí nhượng quyền, sự phù hợp với địa phương, cũng như cam kết và năng lực của bên nhận quyền.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đa dạng hơn về hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì? Chúc bạn tìm được mô hình nhượng quyền ưng ý nhất nhé