Quy Định Hàng Hoá

1. Quy định về hàng hóa cấm/không tiếp nhận nhận giao

Hàng hóa bị coi là hàng cấm khi nằm trong danh mục liệt kê bên dưới, danh mục này có thể được bổ sung, cập nhật theo quy định của pháp luật khi cần thiết:

  • Hàng hóa có nội dung, bao bì, hình thức bên ngoài nằm trong danh mục hàng hóa Luật Việt Nam;
  • Hàng hóa có nội dung hay bao bì bên ngoài nguy hiểm (dễ cháy, độc hại, phóng xạ, gây ô nhiễm môi trường…..) có thể gây tử vong, thương tích, lây nhiễm bệnh cho người hoặc gây thiệt hại tài sản;
  • Hàng hóa vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm hàng giả, hàng nhái hoặc các sản phẩm không có giấy phép (vi phạm bản quyền nhãn hiệu hoặc thương hiệu);
  • Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh;
  • Các mặt hàng điện – điện tử;
  • Hàng dễ vỡ (các mặt hàng thuỷ tinh, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ hoặc đựng trong chai thuỷ tinh như mật ong, rượu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm dạng nước, …);
  • Hàng hóa liên quan đến hoặc có chứa vũ khí, đặc biệt là súng ống, hoặc các bộ phận của súng ống, vũ khí giả hoặc đạn dược;
  • Vật sắc nhọn, vũ khí gây sát thương: dao, kéo (kể cả dao bếp), mã tấu,….;
  • Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường (xăng, dầu, pháo nổ, bật lửa,…);
  • Hóa chất độc hại: Xịt hơi cay, nước tẩy chứa hàm lượng axit cao, thuốc thú y;
  • Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Các thực phẩm tươi, sinh vật sống, thức ăn có hạn sử dụng dưới 30 ngày hoặc cần có điều kiện bảo quản đặc biệt không chịu được tác động môi trường tự nhiên;
  • Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền, hoá đơn GTGT, chứng từ, giấy tờ không thể cấp lại,… Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý..
  • Các vật phẩm, hàng hóa khác mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu, cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tại từng thời điểm.Hàng hóa thuộc Danh sách hàng hóa cấm vận chuyển ban hành áp dụng cho toàn bộ hệ thống bưu chính, chuyển phát của SuperShip.

2. Quy định về hàng hóa cấm bay

Các hàng hóa thuộc diện cấm vận chuyển bay gồm:

  • Khí làm lạnh, hợp chất oxy hữu cơ, oxy hóa, chất có nguy cơ phóng xạ, có tính độc, ăn mòn, từ tính,…Ví dụ: bình gas, bình xịt phòng, bịnh xịt côn trùng, bột kim loại, bột hoá chất, sơn, xăng dầu, cồn, ..
  • Pin, sạc dự phòng và các sản phẩm tương tự có tích điện;
  • Nước hoa, mỹ phẩm dạng xịt, chất lỏng, chất bột;
  • Một số hàng hóa khác theo quy điṇh hàng không;

3. Quy định về khối lượng, kích thước hàng hóa

  • Đơn hàng chuẩn:
    – Giao trong nội tỉnh: khối lượng chuẩn 3kg. Phụ phí vượt khối lượng: 2.000đ/0.5kg
    – Giao ngoại tỉnh: khối lượng chuẩn 3kg. Phụ phí vượt khối lượng: 6.000đ/1kg
  • Hàng hóa sẽ được quy đổi từ kích thương sang khối lượng quy đổi = Chiều dài (cm) x Chiều rộng (cm) x Chiều cao (cm)/6000. Trong trường hợp khối lượng quy đổi nhỏ hơn khối lượng thực tế, sẽ sử dụng khối lượng thực tế để tính cước phí.
  • SuperShip nhận vận chuyển hàng hóa có khối lượng tối đa là 50kg, kích thước tối đa một chiều không quá 2m. Nếu sản phẩm nhỏ hơn 6cm x 8cm x 2cm (dài x rộng x cao), vui lòng cho sản phẩm vào phong bì hoặc túi nilon có kích thước bề mặt tối thiểu là 8cm x 10cm;

4. Quy định về đóng gói hàng hóa

  • Tất cả các đơn hàng phải được đóng gói sẵn sàng trước khi SuperShip tiếp nhận, và được niêm phong bởi Người gửi (Shop). SuperShip chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo nguyên tắc “Nguyên đai, nguyên kiện”, và không chịu trách nhiệm với nội dung hoặc hàng hóa bên trong nếu sản phẩm được giao đến Người nhận (Khách hàng) hoặc hoàn trả về Shop trong tình trạng nguyên vẹn, bao bì không rách/vỡ/ướt/móp/méo;
  • Đóng gói trong túi nylon hoặc thùng carton ôm sát, chèn kín vào hàng hóa và được dán băng keo niêm phong, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển. Không dùng dây thừng, dây vải, túi giấy để đóng gói.
  • Đóng gói hàng hoá cần chịu được các tác động lực khi vận chuyển (bị đè lên, bốc vác, bê xếp…) và các tác động tự nhiên trong điều kiện môi trường bình thường (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm); Cần xử dụng các vật
  • Đối với Đơn hàng có nhiều sản phẩm: cần tách riêng, đóng gói theo đúng quy định với mỗi loại sản phẩm đó. Sau đó, xếp vào thùng carton lấp đầy các khoảng trống bằng các vật liệu chống va đập và dán băng keo niêm phong tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển.
  • Các hàng hóa đặc biệt như các loại mỹ phẩm, thực phẩm có chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, dễ nóng chảy… phải được đóng gói để đáp ứng được với điều kiện vận chuyển. Những loại hàng hóa này phải được dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng kèm ký hiệu chiều đứng của hàng hoá bên trong. Ví dụ: Hàng dễ vỡ, không vận chuyển được bằng đường hàng không,..
  • Trên bao bì, thùng hàng phải có ít nhất thông tin mã vận đơn của đơn hàng hoặc thông tin người nhận hàng, địa chỉ người nhận hàng, số điện thoại liên hệ.

5. Quy định về đóng gói hàng hóa chi tiết

    a) Hàng chất lỏng (Hóa mỹ phẩm, dầu gội, dầu ăn, dẩu xả….)

– Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được đậy kín, phần miệng chai cần được cố định với băng dính/nilon/màng bọc thực phẩm,không cho chất lỏng chảy ra ngoài kể cả khi xóc ngược;– Bên ngoài sản phẩm cần được quấn 2-3 lớp chống sốc toàn bộ các bề mặt (đặc biệt mỹ phẩm dạng nước đựng trong chai thủy tinh càng được quấn chặt hơn, cố định bằng băng dính). Sau đó đặt sản phẩm trong hộp carton kích thước phù hợp có chèn vật liệu chống va đập hoặc chống thấm nước (như xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí, xốp mềm) giữa sản phẩm và hộp carton để lấp đầy khoảng không trong hộp.– Bên ngoài bưu kiện phải được ghi rõ thông tin hàng dễ vỡ kèm ký hiệu, mũi tên chiều đứng của sản phẩm đang được đóng gói để hạn chế bể vỡ;

– Trường hợp có nhiều chai lọ trong một đơn hàng, chúng phải được đóng gói riêng theo đúng quy cách của mỗi loại, chúng phải được ngăn cách bởi tấm bọt khí hoặc các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để ngăn sản phẩm không bị xê dịch va đập trong quá trình vận chuyển như tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở.

    b) Quần áo, giày, túi xách

– Đối với đơn hàng đã có hộp carton cứng, chỉ cần bao nilon bên ngoài đơn hàng và dán băng keo niêm phong;– Đối với đơn hàng không có hộp carton cứng, cần bọc thêm lớp bọt khí trước khi bao nilon và dán băng keo niêm phong;– Trường hợp còn hộp của nhà sản xuất, cần bao bọc bên ngoài bằng túi nilon và dùng băng keo bọc kín gói hàng.– Trường hợp không có hộp của nhà sản xuất, cần bọc thêm một lớp bọt khí trước khi cho túi nilon và dùng băng keo bọc kín gói hàng.Không sử dụng túi giấy để đóng gói hàng hoá.– Các mặt hàng quần áo, giày dép cần được xếp gọn trước khi đóng gói, được bọc từ 2 -3 lớp nylon hoặc màng co và cố định toàn phần bằng băng dính để tránh rủi ro khi điều kiện thời tiết khác quan xảy ra. Đơn hàng gồm nhiều sản phẩm cần được bọc nilon, túi bóng từng loại sản phẩm riêng trước khi đặt tất cả vào một thùng carton hoặc bao nilon.– Các sản phẩm giày, dép, túi xách bắt buộc phải có hộp carton bên ngoài sau khi đã cuốn 2- 3 lớp nilon. Trong trường hợp cần bảo quản cả hộp sản phẩm từ nhà sản xuất cần ốp xốp 6 mặt hộp sau đó cố định toàn phần bằng băng keo và đặt trong hộp carton cứng phù hợp kích thước.

    c) Sách, giấy tờ và văn phòng phẩm:

– Đối với sách và các vật dụng dễ thấm nước, cần đóng gói sao cho không bị thấm nước, hạn chế trầy xước bằng cách bọc 2- 3 lớp nilon kín và đặt trong thùng carton có kích thước phù hợp.– Đối với các văn phòng phẩm dạng mảnh như bản đồ, tem nhãn dán, tranh ảnh cần được cuộn tròn chúng bọc nilon kín và đặt trong ống bìa carton cứng hoặc ống nhựa kín hai đầu.

    d) Hàng dễ vỡ:

– Các loại sản phẩm: thủy tinh, pha lê, sành, sứ, gốm,đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chưa chất lỏng bên trong…thuộc hàng dễ vỡ, vận chuyển sẽ có rủi ro rất lớn nên SuperShip có quyền từ chối tiếp nhận vận chuyển loại hàng này. Nếu người gửi vẫn mong muốn vận chuyển sản phẩm này và yêu cầu SuperShip vận chuyển thì trách nhiệm đóng gói hàng hóa đảm bảo an toàn và chịu rủi ro nếu vận chuyển bị hư hỏng, bể vỡ thuộc về người gửi.– Hàng cần phải được quấn 3-4 lớp chống sốc đủ mọi góc cạnh của sản phẩm, đặt trong hộp gỗ hoặc thùng carton cứng, chèn các vật liệu chống va đập như giấy vò nhàu, xốp, mút ở các khoảng trống để không xê dịch va đập khi vận chuyển, dán băng keo niêm phong;– Bên ngoài dán cảnh báo “ Hàng dễ vỡ”.– Hàng dễ vỡ cần được đóng gói trong 2 lần hộp, có quấn chống sốc hộp nhỏ bên trong.

– SuperShip từ chối tiếp nhận xử lý bồi thường đối với đơn hàng dễ vỡ;

    e) Hàng thực phẩm:

– Hàng hóa cần có hạn sử dụng trên 30 ngày từ thời điểm gửi hàng;– Hàng hóa đóng gói 2-3 lớp nilon hoặc bọt khí và cố định bằng băng dính, kín, chống ẩm và chống va đập, hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm sau quá trình vẫn chuyển.;

– Quấn kỹ để tránh phát ra mùi thu hút động vật/côn trùng trước khi đóng hộp carton cứng hoặc túi nilon.

    f) Hàng gia dụng( chảo chống dính, nồi kim loại…)

– Hàng hóa không có hộp của nhà sản xuất: đóng gói kín sản phẩm, quấn 2-3 lớp nilon khí/bubble xung quanh và cố định bằng băng dính, đặt trong thùng carton kích thước phù hợp và chèn các vật liệu chồng va đập xung quanh.– Hàng hóa có hộp của nhà sản xuất: Quấn chặt 2-3 lớp nilon khí hoặc bubble sản phẩm và cố định sản phẩm bằng băng dính.

– Đối với sản phẩm có hình dáng đặc biệt như chảo chống dính có tay cầm cần lấp đầy lòng chảo, quấn từ 4-5 lớp bubble/nilon chống sốc toàn bộ sản phẩm kể cả tay cầm, cố định lại bằng băng dính.

    g) Hộp thiếc, hộp giấy cứng (sữa bột, .)

– Các sản phẩm này cần được quấn từ 2-3 lớp màng co để cố định phần nắp với thân sau đó được bọc 3-4 lớp chống sốc, cố định bằng băng dính.– Đặt sản phẩm vào hộp carton có chèn vật liệu chống va đập để đảm bảo lấp đầy khoảng trống giữa sản phẩm và hộp carton.– Đơn hàng gồm nhiều sản phẩm cần đóng gói riêng theo quy định ở mục 4.

    h) Đồ công nghệ

– Cần tắt nguồn thiết bị và lấy pin ra khỏi thiết bị nếu có thể.– Hàng hóa có hộp niêm phong của nhà sản xuất: Quấn chặt 2-3 lớp nilon khí hoặc bubble hộp niêm phong và cố định sản phẩm bằng băng dính đặt trong thùng carton kích thước phù hợp và chèn các vật liệu chống va đập xung quanh.

– Hàng hóa đóng gói 3-5 lớp nilon hoặc bọt khí và cố định bằng băng dính, kín, chống ẩm và chống va đập.

Lưu ý:

  • SuperShip có quyền khui mở bưu kiện để kiểm tra nội dung hàng hóa trong trường hợp nghi ngờ Người bán gửi hàng cấm, sản phẩm không hỗ trợ vận chuyển hoặc có hành vi gửi hộp rỗng không chứa hàng.
  • Trong trường hợp hàng hóa không được đóng gói theo đúng quy cách như trên hoặc vi phạm Quy định về hàng hóa cấm/không tiếp nhận giao, Supership có quyền từ chối cung cấp dịch vụ hoặc từ chối giải quyết khiếu nại.
  • Trường hợp nghi ngờ/phát hiện trong gói, kiện của Khách hàng có chứa hàng hóa thuộc danh mục nêu trên, Khách hàng thừa nhận và cho phép đơn vị vận chuyển, dù là trước, trong hay sau quá trình nhận hàng và vận chuyển, được quyền kiểm tra, xử lý Bưu gửi và/hoặc từ chối cung ứng Dịch vụ và/hoặc ngay lập tức, trong phạm vi và khả năng cho phép, trình báo sự việc và cung cấp thông tin tới cơ quan có thẩm quyền và rằng, sự không tuân thủ bởi Khách hàng đối với bất kỳ quy định của pháp luật và/hoặc chính sách của các đơn vị vận chuyển về hàng hoá cấm vận chuyển hoặc hạn chế lưu thông sẽ cấu thành toàn bộ trách nhiệm của Khách hàng và phạt mỗi đơn hàng 1 triệu đồng trong trường hợp các đơn vị giao hàng liên kết yêu cầu và SuperShip miễn trừ toàn bộ trách nhiệm và sẽ vô can đối với bất kỳ và mọi thiệt hại, tổn thất, mất mát, hư hỏng phát sinh từ và/hoặc liên quan đến hành động không tuân thủ của Khách hàng nêu trên.