Warehouse là gì? 7 loại hình kho hàng phổ biến - SuperShip
right-arrow icon

TIN TỨC

Warehouse là gì? 7 loại hình kho hàng phổ biến

edit

28/02/2025

Trong chuỗi hoạt động Logistics, một hình thức quan trọng trong việc kết nối hàng hóa từ tay người gửi đến tay người nhận đó chính là Warehouse. Vậy Warrehouse là gì? Trong chuỗi cung ứng vô cùng hiện đại như bây giờ thì có các hình thức nào có thể áp dụng được? Cùng SuperShip tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Warehouse là gì?

Warehouse hay còn gọi là kho hàng, đây là một khu vực hoặc nhà kho, xưởng lớn được sử dụng cho mục đích lưu trữ hàng hóa. Các warehouse có thể có nhiều hình thức khác nhau, từ một bộ phận trong dây chuyền sản xuất, một nhà kho riêng biệt, cho đến một phần của hệ thống phân phối phức tạp.

Chức năng của warehouse không chỉ giới hạn ở việc cất giữ hàng hóa, nó còn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, nơi thực hiện các hoạt động như tiếp nhận hàng, kiểm tra chất lượng, phân loại theo chủng loại, đóng gói và chuẩn bị cho quá trình vận chuyển.

Trung tâm phân phối là gì? Khác kho hàng ở điểm nào?

Warehouse là gì

Các chức năng chính của Warehouse

Để nói đến Warehouse có thật sự cần thiết hay không thì phải nhắc đến các chức năng chính:

– Kho bãi (Warehouse) đáp ứng một không gian kho lớn để lưu trữ hàng hóa và sản phẩm an toàn.

– Warehouse bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp cực kì tốt, đảm bảo lưu trữ trong kho không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản.

– Hỗ trợ quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

– Phân phối qua các kênh đại lý, nhà bán lẻ,… mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

– Luôn sẵn sàng cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng của doanh nghiệp, hàng hóa được phân loại ra để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao hàng, xuất kho.

Các chức năng chính của phòng Warehouse

7 loại hình Warehouse phổ biến trong Logistics

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể lựa chọn từ nhiều loại hình kho bãi khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích cụ thể của họ. Một số loại kho phổ biến trong lĩnh vực logistics bao gồm:

1. Shared warehouse (kho chia sẻ, kho chung)

Đây là loại kho được nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung, giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa các thủ tục quản lý.

Khi sử dụng kho chia sẻ, doanh nghiệp không cần lo lắng về việc vận hành vì mọi quy trình đã được đơn vị cung cấp dịch vụ kho xử lý chuyên nghiệp. Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Private warehouse (kho tư nhân)

Kho tư nhân thường thuộc sở hữu và quản lý của các tập đoàn lớn. Mặc dù đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, kho tư nhân cho phép doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong việc quản lý và điều chỉnh quy trình kho theo yêu cầu riêng.

3. Tax Suspension Warehouse (kho bảo thuế)

Kho bảo thuế là nơi lưu trữ các lô hàng, nguyên vật liệu hoặc vật tư đã thông quan nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Loại kho này giúp doanh nghiệp tạm hoãn việc nộp thuế cho đến khi hàng hóa được xuất bán hoặc sử dụng.

4. Bonded warehouse (kho ngoại quan)

Kho ngoại quan là nơi tập kết hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan, đang chờ xuất khẩu, hoặc hàng hóa từ nước ngoài gửi vào để chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Loại kho này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp.

5. Automated Warehouse (kho tự động)

Kho tự động sử dụng công nghệ phần mềm và hệ thống tự động hóa để quản lý và vận hành. Với tốc độ xử lý nhanh chóng và độ chính xác cao, kho tự động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa.

6. Climate-controlled Warehouse (Kho kiểm soát khí hậu)

Đây là loại kho được trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, lý tưởng cho việc lưu trữ và bảo quản thực phẩm, đảm bảo chất lượng và tránh hư hỏng.

7. Warehouse CFS (Container Freight Station) – Kho thu gom hàng lẻ

Warehouse CFS (Container Freight Station) là loại kho chuyên dụng để thu gom, phân loại và đóng gói hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau. Khi các doanh nghiệp không có đủ hàng để đóng nguyên container, hàng hóa sẽ được tập trung tại kho CFS để sắp xếp và ghép chung với các lô hàng khác trước khi xuất khẩu.

Phân biệt Warehouse và trung tâm phân phối

Warehouse và trung tâm phân phối đều đóng vai trò là nơi lưu trữ hàng hóa, nhưng 2 hình thức có điểm gì khác nhau mà cần phân biệt?

Đặc điểm Warehouse (kho bãi) Trung tâm phân phối
Mục đích chính Tập trung vào việc bảo quản hàng hóa hiệu quả và an toàn Phân phối hàng hóa đến điểm bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng
Hoạt động chính Nhập, lưu trữ, xuất hàng Nhận hàng, chia nhỏ lô hàng, phân phối nhanh chóng
Thời gian lưu trữ Dài hạn, từ vài tuần đến nhiều tháng Ngắn hạn, thường chỉ vài ngày
Công nghệ Có thể quản lý thủ công, tiết kiệm, không có yêu cầu vào về tính công nghệ Thường sử dụng công nghệ tiên tiến
Phục vụ Hoạt động nội bộ của doanh nghiệp Cầu nối thiết yếu giữa nhà cung cấp và khách hàng
Ưu điểm Nguồn cung ứng ổn định, giảm thiểu rủi ro hư hỏng Đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng, linh hoạt
Nhược điểm Chi phí lưu trữ cao, dễ xảy ra lỗi sai sót Hệ thống quản lý hàng tồn kho phức tạp

Ở trên là những thông tin SuperShip vừa cung cấp về Warehouse là gì? Hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn.